Tìm hiểu về các hình thức kinh doanh trên Amazon.com - ShiphangUSA


Tìm hiểu về các hình thức kinh doanh trên Amazon.com - ShiphangUSA

Amazon và trang web Amazon.com

Amazon được thành lập vào tháng 7 năm 1995 bởi Jeffrey P. Bezos. Từ một nhà sách trực tuyến phục vụ nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa trên internet, sau nhiều năm phát triển, giờ đây, Amazon đã trở thành một trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực thương mại điện tử đa quốc gia trên toàn thế giới.

Trang thương mại điện tử này xuất hiện lần đầu với cái tên Cadabra.Inc, sau đó được đổi lại thành Amazon - tên của một con sông dài nhất thế giới. Trang cung cấp hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới như sách, đĩa, CD, đồ điện tử - gia dụng, đồ chơi, thời trang, làm đẹp… với phương thức mua hàng trực tuyến giá rẻ. Ngoài trụ sở chính được đặt tại Hoa Kỳ cùng một trang bán hàng trực tuyến riêng dành cho khách hàng sinh sống tại nước Mỹ, Amazon còn thành lập nhiều trang web cho các quốc gia khác như Canada, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo đó, Amazon.com là website bán lẻ hàng đầu thế giới dành riêng cho người tiêu dùng tại thị trường nước Mỹ. Nó được xem như cửa hàng bán lẻ đa năng giúp khách hàng có thể tìm mua bất cứ thứ gì thông qua hình thức trực tuyến. Đặc biệt, với nhiều chính sách tốt nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng nên Amazon.com sở hữu 1 lực lượng người tiêu dùng khá hùng hậu.

Cũng chính bởi vậy mà Amazon.com được xem là “vùng đất béo bở” giúp các nhà kinh doanh thực hiện triển khai và phát triển công việc của mình. Với lượng khách hàng lớn, Amazon.com có thể mang lại cho bạn nguồn thu nhập ổn định mà không mất quá nhiều chi phí. 

 

Các hình thức kinh doanh trên Amazon.com

Hình thức kinh doanh trên Amazon hiện nay khá phổ biến và luôn được các nhà kinh doanh “săm soi” để tìm và thực hiện một chiến lược phát triển phù hợp trên “mảnh đất” này. Hiện nay, Amazon cung cấp nhiều hình thức kinh doanh khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 hình thức Dropshipping và FBA. Cụ thể:

2.1. Hình thức Dropshipping

Dropshipping được biết đến là loại hình kinh doanh khá đơn giản trên trang web Amazon. Với hình thức này, hàng hóa sẽ được vận chuyển một cách trực tiếp từ nơi sản xuất đến địa chỉ của người mua hàng, các nhà kinh doanh, phân phối sẽ không phải giữ hay chứa hàng trong kho, đồng thời cũng không phải mất các khoản phí trung gian. 

Người bán sẽ đăng sản phẩm lên trên Amazon sau khi tìm được nguồn hàng phù hợp. Khi có người xác nhận mua hàng, người bán sẽ đẩy thông tin đến nhà cung cấp, hàng sẽ được chuyển từ nhà cung cấp đến khách hàng. Lợi nhuận mà người bán nhận được từ hình thức kinh doanh này là từ việc nâng giá bán cao hơn so với giá nhập hàng từ nhà cung cấp.

Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm cho người kinh doanh đồng thời cũng để lại nhiều hạn chế không đáng có:

  • Ưu điểm: Với hình thức này, các nhà kinh doanh không cần phải bỏ vốn lớn để ôm hàng, loại bỏ được một số chi phí như tiền lưu kho, phí trung gian,... Nguồn hàng khá phong phú nên người bán không cần phải lo về số lượng. Mọi mặt hàng đăng bán đều không giới hạn, có thể chia thành nhiều mục khác nhau với các mặt hàng khác nhau. Việc này cũng sẽ giúp người bán nghiên cứu được thị trường một cách toàn vẹn, hiểu nhu cầu và hành vi của khách hàng để thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp, là cơ sở để thực hiện hình thức FBA.

  • Nhược điểm: Chất lượng hàng hóa đôi khi không được đảm bảo bởi không chỉ người mua mà cả người bán cũng không thể kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng. Bởi vậy, việc lựa chọn một nguồn hàng uy tín là ưu tiên hàng đầu của người bán khi sử dụng hình thức này. Ngoài ra, người bán cũng không thể tham gia hay kiểm soát được quá trình vận chuyển, dẫn tới hàng bị giao chậm, gây khó chịu và sốt ruột cho người mua hàng, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của người bán.

2.2. Hình thức Fulfillment by Amazon (FBA)

Khác với hình thức Dropshipping, FBA cho phép người bán vận chuyển hàng đến kho của Amazon sau khi đã tìm được nguồn hàng phù hợp. Phía Amazon sẽ chịu trách nhiệm trong công đoạn đóng gói, vận chuyển hàng đến với người mua.

Quy trình của hình thức FBA khá đơn giản. Sau khi người bán đã lựa chọn được sản phẩm và nguồn hàng kinh doanh, tất cả sẽ được vận chuyển và lưu trữ trong kho của Amazon thông qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo an  toàn từ phía Amazon. Khi có người mua hàng, người bán sẽ không phải tham gia vào công đoạn xử lý đơn hàng, bởi nó sẽ được phía Amazon đóng gói và vận chuyển đến người mua. Và tất nhiên để thực hiện được điều này, người bán phải trả một khoản phí cho Amazon bao gồm phí lưu kho, phí vận chuyển hàng,…

  • Ưu điểm: Kho của Amazon được quản lí, lưu trữ và luôn đảm bảo an toàn, bởi vậy người bán không cần phải lo về tình trạng của sản phẩm mỗi khi xuất, nhập kho.. Thay vì các bước xử lý đơn hàng lằng nhằng, rắc rối, giờ đây với Amazon, người bán không cần phải làm điều đó nữa. Mọi quá trình sẽ được Amazon thông báo cụ thể đến người bán. 

  • Nhược điểm: Với hình thức FBA, người bán cần có nguồn vốn nhất định để nhập hàng và lưu trữ trong kho. Ngoài ra, nhiều chi phí mà người bán cần phải trả cho Amazon cũng là mối quan tâm lớn. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ bản quyền của Amazon được tiến hành nghiêm ngặt nên khi vi phạm các điều khoản đó, người bán sẽ lại mất thêm khoản chi phí phát sinh và gia tăng rủi ro kinh doanh. 

Tư vấn sản phẩm kinh doanh trên Amazon

Để thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh trên Amazon.com, bạn cần phải thực hiện phân tích thị trường, đồng thời tìm hiểu trước thông qua các tư vấn đến từ những người có kinh nghiệm. 

Việc tư vấn hay tìm hiểu về quá trình kinh doanh trên Amazon luôn phải đảm bảo các yếu tố sau:

  •  Giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan đến quá trình thực hiện kinh doanh sản phẩm, hàng hóa ở trên Amazon.
  •  Phân tích về sự phát triển của các sản phẩm dự kiến sẽ kinh doanh trên Amazon.
  •  Phân tích doanh thu trung bình hàng tháng của Ngách, của sản phẩm phân tích.
  •  Phân tích 3 -5 Asin cạnh tranh (hay còn được hiểu là 3 -5 đối thủ cạnh tranh) lớn trong ngách.
  •  Phân tích Trend (Xu hướng của thị trường) của sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện kinh doanh. 
  •  Phân tích các giá bán dự kiến, những chi phí dự kiến, lợi nhuận dự kiến, doanh số dự kiến có thể đạt được.
  •  Phân tích các Keyword chính, lượng Search các Keyword chính trên Amazon.com.

Với những cá nhân, doanh nghiệp đang có ý định kinh doanh trên Amazon thì hy vọng rằng bài viết trên đây của ShiphangUSA sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. 

 

>> Xem thêm: Bán cà phê trên Amazon, một startup thu về hơn 60 tỷ chỉ sau 1 năm

Comments

Chào bạn,
Mình mở tk bán hàng xong thì hiện lên Alert: “Amazon has suspended your account. Please refer to the email from Amazon to learn more about the status of your account”
Mình dùng thẻ tín dụng ngân hàng hàng hải vẫn còn hạn sử dụng, thông tin hoàn toàn chính xác.
Bạn vui lòng cho biết vấn đề này giải quyết thế nào ?
Xin cảm ơn!
Anh ơi cho em hỏi. Mình lập thẻ gì mới bán hàng trên Amazon được anh.
Gửi