FBA vs FBM: Ưu, nhược điểm với doanh nghiệp - ShiphangUSA


FBA vs FBM: Ưu, nhược điểm với doanh nghiệp - ShiphangUSA

FBA và FBM là hai thuật ngữ ai chuẩn bị hoặc đang bán hàng trên Amazon đều phải nghe qua ít nhất một lần. Hiểu rõ về các hình thức bán hàng là một phần công việc để phát triển thị trường tốt hơn, giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng để khai thác thế mạnh cho thương hiệu của mình.

FBA

FBA (Fullfill by Amazon) là hình thức mà người bán sẽ chuyển hàng vào kho Amazon và khi có đơn thì Amazon sẽ tự động đóng gói và vận chuyển đến tay khách hàng. Nền tảng điện toán đám mây do Amazon phát triển từ năm 2006 kết nối các doanh nghiệp nhỏ với mạng lưới nhà kho và nhà cung cấp vận chuyển khổng lồ. 

Về ưu điểm, người bán sử dụng hình thức bán hàng này luôn có cơ hội nhận được Buy Box (tính năng ưu tiên dành cho người bán hàng trên Amazon). Đồng thời, việc Amazon vận chuyển và chăm sóc khách hàng giúp họ tiết kiệm thời gian. Người bán chỉ việc chốt đơn hàng, mọi khâu còn lại đã có Amazon giải quyết. 

Hiện, Amazon đang dẫn đầu bảng xếp hạng các ứng dụng mua sắm phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Vào năm 2019, nền tảng này có đến 150,6 triệu người dùng di động truy cập ứng dụng. Nhờ đó, các cửa hàng sẽ có được tệp khách hàng lớn, tỷ lệ người mua hàng cao, có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh. 

 

 

 

Người bán cũng sẽ được lưu trữ hàng trong kho Amazon để dễ dàng kiểm tra được số lượng hàng hóa trong kho. Từ đó, người bán có thể xây dựng kế hoạch bán hàng đúng cách. 

Ngoài ra, FBA cũng giúp người bán và người mua có thể đơn giản hóa quá trình trả, hủy đơn hàng, dịch vụ đổi trả hàng. Hoạt động bán lẻ mở cửa 24/7 cũng giúp người bán tăng uy tín với khách hàng vì dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, góp phần xây dựng và tạo độ phủ cho thương hiệu. 

Tuy nhiên, mặc dù có những lợi thế này, vẫn còn một số yếu tố khác cần xem xét trước khi quyết định thực hiện FBA. Đầu tiên, để sử dụng FBA, người bán phải trả hai khoản phí bao gồm: phí đóng gói, vận chuyển và dịch vụ khách hàng ngoài phí kiểm kê hàng tháng. 

Do đó, vốn kinh doanh với hình thức này cần phải nhiều và đủ mạnh cho giai đoạn ban đầu. Người bán cần lên chiến lược cụ thể, rõ ràng và có những đối sách phù hợp khi hàng bị tồn. 

Thêm vào đó, Amazon sẽ can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh do nhiều quy định khắt khe với người bán. Nếu công ty có thể tuân theo các nguyên tắc của Amazon và trang trải các chi phí này, hệ thống tích hợp sẽ cho phép họ bắt đầu bán hàng một cách nhanh chóng.

FBM 

FBM (Fullfill by Merchant) là hình thức bán hàng mà người bán trên Amazon tự mình quản lý, theo dõi trang bán hàng, chốt đơn hàng, đóng gói và chuyện chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Người bán được điều hành doanh nghiệp như mong muốn mà không bị chi phối quá nhiều bởi Amazon, nhất là trong khâu đóng gói và giao hàng, thương lượng với người bán. 

Ngoài ra, người bán có thể tự kiểm soát, cập nhật, bổ sung tồn kho, không bị phạt khi quá hạn tồn kho và không phải chịu những khoản phí, phạt bất thường của Amazon. Do đó, doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh mà không bị tăng chi phí vận hành trả cho Amazon. 

 

 

Một cửa hàng có thể vừa bán online lẫn offline chỉ với một kho hàng duy nhất. Họ sẽ chủ động quyền kiểm soát kho hàng và hoạt động kho bãi của mình, đan xen xử lý đơn hàng từ cả 2 kênh online lẫn offline.

Đối với hình thức FBM, Amazon luôn cảnh báo người bán trước về việc tăng phí dịch vụ bất kỳ lúc nào và những chi phí phát sinh khác, doanh nghiệp chắc chắn không phải chịu những khoản phí bất thường từ Amazon. Công ty có thể tiết kiệm chi phí vận hành kho hàng bằng cách tìm ra những giải pháp tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển trong khi sử dụng FBA thì không thể thay đổi chi phí ấn định của Amazon. 

Khác với FBA, những sản phẩm có kích thước quá lớn sẽ chiếm không gian trong kho Amazon, làm tăng chi phí lưu kho, phí vận chuyển cũng tăng cao theo biểu phí của Amazon. Vì vậy, lợi nhuận biên trên sản phẩm sẽ rất thấp. Nhưng nếu thực hiện FBM, công ty có thể khiến lợi nhuận biên tốt hơn.

Người bán theo hình thức FBM sẽ phải tương tác trực tiếp với khách hàng của mình, kể cả trong xử lý, đóng gói và giao hàng. Vì vậy, họ sẽ hiểu rõ hơn các yêu cầu và khiếu nại từ phía khách hàng, từ đó liên tục cải thiện hình ảnh của mình từ những góp ý của khách hàng.

Người bán FBA luôn gặp 2 vấn đề đau đầu: Chi phí thuế từ Amazon và vô số thủ tục giấy tờ phức tạp. Tuy nhiên, do tự thực hiện đơn hàng nên người bán FBM sẽ cắt giảm được 2 vấn đề này bởi thủ tục đăng ký đơn giản. 

FBM sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai kinh doanh sản phẩm độc quyền, sản phẩm có khối lượng nhỏ và lợi nhuận trên mỗi sản phẩm không quá cao. Bởi, người bán phải tự đầu tư kho bãi để chứa hàng tốn khá nhiều chi phí và thời gian.

Các cửa hàng cũng phải tự đóng gói và kiểm soát đơn hàng của mình. Vấn đề này khá phức tạp vì khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới, nếu có đơn hàng, đóng gói và vận chuyển đến tay khách hàng tốn khá nhiều thời gian chưa kể chi phí và thủ tục giấy tờ khá phức tạp. Họ khó lên chiến lược kinh doanh đồng thời khó kiểm soát lượng hàng hóa tồn hiện có. 

Trong thời kỳ kinh doanh biến động như hiện nay, nếu là doanh nghiệp với mong muốn mở rộng kinh doanh và tăng vị thế thương hiệu có thể chọn hình thức FBA. Ngược lại, FBM là mô hình thích hợp dành cho những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ với mong muốn tăng doanh thu cho sản phẩm.

 

 

Theo:conglyxahoi

 

>> Xem thêm: 05 danh mục sản phẩm Việt bán chạy nhất trên Amazon: Khi sản phẩm "Made in Vietnam" vươn ra quốc tế

Comments

Mình cần tư vấn
cho minh hoi ben ban cho ship ho hang tu vn qua my ko? và chi phi ntn?
Gửi