Làm Amazon thì có lãi bao nhiêu? - ShiphangUSA


Làm Amazon thì có lãi bao nhiêu ?

Làm Amazon lãi bao nhiêu ?

Ngoài chủ đề cần bao nhiêu vốn để làm được Amazon, thì thực ra một chủ đề hot không kém chính là bán Amazon FBA lãi được bao nhiêu ? Hy vọng bài viết này có ích cho anh em seller để tham khảo trong khi bán hàng trên Amazon nhé
 

 

Làm Amazon thì có lãi bao nhiêu ?

 
Thực ra để tính lãi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc bạn có ưu thế gì để cạnh tranh hay không? Ví dụ như tự sản xuất, tự vận chuyển, tự vận hành… Tuy nhiên những ví dụ này chỉ phù hợp với những seller hoặc doanh nghiệp lớn, cho nên bỏ qua những điểm này, thì những seller nhỏ bé, cá lòng tong có lãi không? Để trả lời được câu hỏi này, trước mắt cần phải biết được các khoảng chi phí mà mình cần phải trả cho Amazon và các khoản phí lặt vặt phát sinh khác.

Đầu tiên là ở khâu mua hàng, ở khâu này, tiền mua hàng giá trị không cao, nhưng khâu ship hàng mới gọi là thốn, tùy theo mình chọn ship đường Sea hay Air, mà giá ship hàng có khi cao gấp đôi tiền hàng, đặc biệt ở mùa cuối năm hoặc các dịp cao điểm, giá vận chuyển phi thăng như tên lửa.

Sau khi đến Amazon rồi, thì mình sẽ phải thanh toán các khoản phí khác là phí hoa hồng (referral fee) bình quân 15%, phí này tương tự như eBay nên không có gì đang nói.

Kế đến là phí FBA, đây là chi phí mà Amazon sẽ đóng gói hàng hóa giúp mình, và gửi hàng đến tận tay người tiêu dùng với tốc độ nhanh nhất có thể (2 ngày hoặc nhanh hơn với Prime account), đồng thời thực hiện luôn việc chăm sóc khách hàng. Để dễ tưởng tượng thì Tiki tại Việt Nam đang làm theo mô hình này, khác nhau là nếu bạn order từ Amazon thì có hộp đựng của Amazon thôi, ngoài ra ở khoản phí này thì Amazon làm luôn việc chăm sóc khách hàng, đổi trả hàng hóa, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng thay cho mình, có thể nói ở khoản phí này thì Amazon FBA áp đảo mọi đối thủ vận chuyển khác cả về tốc độ giao hàng lẫn giá cả, nên không phải tự nhiên mà lượng khách mua hàng trên Amazon nhiều top 1 thế giới.

 

Và đặc biệt nhất, ít nghe ai nhắc đến khi làm FBA Private Label, đó chính là phí PPC (Quảng cáo Amazon), ngày trước mình cũng ngây thơ tưởng đâu Amazon là free traffic, mọi thứ chỉ đơn giản là spy product, làm đúng, làm đẹp là ngồi đợi sale về, mỗi item lãi 40-50% ngon lành, sau này va phải đá rồi mới biết, thời gian đầu lúc mới launching sản phẩm, thì gần như 100% số sale trên Amazon có được là nhờ quảng cáo, và hoàn toàn không có lãi ở giai đoạn này mà còn âm thêm tiền cho việc marketing/boost listing, chi phí PPC này nếu làm tốt và tối ưu theo thời gian thì mới kéo về được dưới 30% ACoS (số tiền quảng cáo/số tiền sale thu về), lúc đấy thì việc bán hàng trên Amazon mới dễ dàng hơn, và sau đó những đồng lãi đầu tiên mới xuất hiện, và quá trình này phải tốn hơn 3 tháng kể từ ngày launching nếu đây là một seller trung bình, còn seller nào giỏi cũng phải cần 2 tháng đốt tiền cầm hơi thì nó mới về đúng giá trị. Tất nhiên muốn số này tốt thì khâu research sản phẩm vẫn đóng vai trò quan trọng.

 

 

Tóm lại, một sản phẩm bắt đầu từ nơi sản xuất, sau khi trừ hết tất cả các chi phí và đến được tay người tiêu dùng, thời gian 1 tháng đầu sẽ không có lãi hoặc lỗ nhẹ, sang tháng thứ 2 và thứ 3 thì bắt đầu có những đồng lãi đầu tiên khoảng 5% nhưng tiền vẫn chưa lấy về được vì bị Amazon hold và phải trừ cho các khoảng chi phí khác, sau tháng thứ 4 mọi thứ tối ưu dần thì profit tăng dần lên 10% và nếu làm tốt ở khâu chạy PPC, tận dụng các kênh traffic khác, con số lợi nhuận có thể lên 20% sau hơn 8 tháng, và lợi nhuận ở đây mình tính chính là con số Net profit sau khi đã trừ hết toàn bộ phí quảng cáo, phí nhân sự, vận hành linh tinh, tất nhiên mình cũng biết có nhiều seller họ có được con số lợi nhuận nhiều hơn 20% này, nhưng số lượng seller như vậy không nhiều so với mặt bằng chung.

Ngoài ra còn một ưu điểm khác khi làm private label, xây dựng brand riêng, thì giá trị của brand sẽ tăng dần theo thời gian, và có thể sang nhượng lại brand/account với giá từ 20-45 lần profit bình quân, một giá trị siêu khủng và nhờ mùa dịch này nên mới có giá như vậy, do đó, build brand/store xong bán lại với giá cao cũng là một ý tưởng không tồi, nhưng ít ai chịu bán đi chén cơm của mình, và hãy nhớ, số % profit bạn kiếm được từ Amazon, nó còn phụ thuộc vào doanh số, nếu sở hữu một Brand triệu $/tháng, thì lãi 3% thôi mình cũng vui rồi, tham thôi, đừng tham quá.

 

Lê Nhật Thanh

 

>> Xem thêm: Thuật toán tìm kiếm của Amazon đã thay đổi như thế nào?

Comments

Không có bình luận

Gửi